Cô Ba Sài Gòn và Mẹ chồng là hai bộ phim được dự đoán sẽ khiến làng điện ảnh Việt dậy sóng không nhỏ khi bộ phim chính thức được công chiếu. Dù nội dung bộ phim được khai thác theo hướng khác nhau, nhưng cả hai lại có những điểm tương đồng về nhân vật, trang phục, bối cảnh.

Ngày 10/11 Cô Ba Sài Gòn sẽ được chính thức công chiếu, gần một tháng sau vào ngày 1/12 Mẹ chồng mới được ra mắt khán giản. Trước thời điểm hai bộ phim ra rạp, hãy cùng điểm lại những điểm chung giữa hai bom tấn cuối năm này.

Cô Ba Sài Gòn đề cao giá trì tà áo dài

Cuộc đời người phụ nữ gắn liền với trang phục dân tộc

Một cách ngẫu nghiên hai tác phẩm này đều khai thác đề tài về phụ nữ, xoay quanh những vấn đề về nữ quyền, trang phục truyền thống của người Việt Nam thuở xưa. Điều này được khắc họa rõ nét qua trailer của cả hai bộ phim.

Trong Cô Ba Sài Gòn, khán giả sẽ được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ tài ba, mạnh mẽ có nhiệm vụ gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người Việt qua tà áo dài. Thông qua đó, Ngô Thanh Vân và e-kip sản xuất muốn truyền tải những thông điệp ý nghĩa về vấn đề nữ quyền trong xã hội, dù là phụ nữ nhưng họ cũng tài giỏi không kém các đấng mày râu.

Còn với Mẹ chồng, khán giả có thể dễ dàng thấy được sự khắc nghiệt của chế độ phong kiến thời xưa, khi người con gái về nhà chồng từ khi còn nhỏ và phải chịu sự hành hạ, độc đoán và đay nghiến của mẹ chồng trong suốt quá trình trưởng thành. Vòng luẩn quẩn mẹ chồng – nàng dâu cứ thế được “gìn giữ và kéo dài” từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đến sự đau khổ cho những nhân vật trong phim.

Mẹ chồng tôn vinh tà áo bà ba của người Nam Bộ

Phong cách hoài cổ được sử dụng trong phim

Cả hai bộ phim đều lựa chọn bối cảnh tại vùng Nam Bộ vào những năm 1960 của thế kỷ trước đó. Cô Ba Sài Gòn với tông màu ám vàng kinh điển của thời bấy giờ, kết hợp với Mẹ chồng lấy bối cảnh làng quê xưa cũ. Những hình ảnh quen thuộc đó đã mang khán giả quay ngược trở lại quá khứ, để sống trong thời điểm mà những người phụ nữ còn bị kìm kẹp quá nhiều bởi chế độ xã hội cổ hủ và lạc hậu. Tất nhiên Cô Ba Sài Gòn là tác phẩm hiện đại hơn khi thời điểm đó nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là Pháp du nhập mạnh mẽ vào nước ta.

Các nhân vật được xây dựng khác biệt

Qua những hình ảnh trong trailer và những thông tin bên lề dự án phim, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các nhân vật trong hai bộ phim. Nếu người phụ nữ trong Cô Ba Sài Gòn mạnh mẽ, quyết liệt và hiện đại bao nhiêu, thì những người phụ nữ trong Mẹ chồng ích kỷ và chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ nho giáo bấy nhiêu.

Một Thanh Mai đằm thắm với tay nghề may áo dài vang khắp Sài Gòn, một Như Ý là truyền nhân đời 9 duy nhất với tài năng và phong cách cởi mở. Hai nhân vật đã mang đến nét thanh lịch và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời tôn vinh tài năng của người phụ nữ Việt không hề thua kém cánh đàn ông.

Ngược lại trong Mẹ chồng, người xem thấy được sự hà khắc của chế độ xã hội cũ, quan niệm “trọng nam, khinh nữ”. Thêm vào đó sự ảnh hưởng nặng nề của nho giáo đã khiến người phụ nữ mãi u mê trong cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, khiến họ tự đưa mình vào bế tắc trong cuộc sống.

Truyền thống là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho hai bộ phim

Truyền thống trong Cô Ba Sài Gòn là tay nghề, kinh nghiệm và những tinh túy trong nghề may áo dài. Còn truyền thống trong Mẹ chồng là sự áp đặt và hà khắc của mẹ chồng với con dâu.

Mỗi tác phẩm có hướng khai thác hai yếu tố truyền thống khác nhau nên số phận của mỗi nhân vật cũng khác nhau. Cuối cùng thành bại của mỗi người, cuộc sống của mỗi người vui hay buồn, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính họ.

Cả hai bộ phim đều gây được ấn tượng mạnh cho khán giả

Trang phục dân tộc được tôn vinh trên màn ảnh

Cô Ba Sài Gòn là bộ phim tôn vinh áo dài truyền thống của dân tộc, còn Mẹ chồng lại mang tới những hình đẹp của áo bà ba – trang phục quen thuộc của người dân Nam Bộ từ xưa tới nay. Những bộ trang phục trong phim được thổi hồn vào đó, mỗi trang phục là một câu chuyện đặc biệt có tác dụng miêu tả một hoàn cảnh cụ thể, khắc họa từng tính cách của mỗi người.

Trong Cô Ba Sài Gòn, những bộ áo dài không chỉ là trang phục trong phim mà đó còn là một vai diễn đặc biệt. Áo dài là căn nguyên của mỗi câu chuyện, là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa các nhân vật, nhưng đó cũng là nút thắt thu hẹp sự khác biệt về tư tưởng của hai thế hệ.

Đối với Mẹ chồng, áo bà ba không phải là câu chuyện được đề cập đến trong phim. Thế nhưng chiếc áo bà ba lại góp phần thể hiện nét đặc trưng của mỗi nhân vật. Chiếc áo dài được cải biên sao cho lột tả được hoàn toàn địa vị, quyền lực và tính cách của mỗi nhân vật.

Với khá nhiều điểm khác biệt nhưng cũng không ít điểm tương đồng. Cuộc chiến giữa Cô Ba Sài Gòn và Mẹ chồng hứa hẹn sẽ vô cùng căng thẳng.